Cũng gọi là nhục thích, chai chân (tay); do vùng tay
hoặc chân bị cọ xát lâu ngày da dày lên. Thường phát sinh ở phía trước lòng bàn
tay bàn chân, vùng chai ăn sâu vào da, nhô lên bề mặt sắc vàng nhạt, chạm vào
đau ảnh hưởng đi lại.
+Phương 1: Ma phòng dĩ nhân
thang
-Thành phần:
Ma hoàng 15g, Phòng kỷ 30g, Ý dĩ nhân 30g, Sao Táo nhân 15g, Bạch
truật 30g, cam thảo 10g.
-Cách
dùng: 1 thang sắc còn 250ml, phân 2 lần uống.
-Chứng thích ứng: Kê
nhãn.
-Hiệu quả điều
trị: Thông thường uống 3 thang thì ngừng đau, 6~9 thang cục chai
(kê nhãn) bong rụng và khỏi.
+ Phương 2 : Cách dán Hồng hoa Địa cốt bì
tán
-Thành
phần: Hồng hoa 3g, Địa cốt bì 6g.
-Cách dùng: Thuốc trên đem nghiền thành
bột, cho thêm lượng dầu vừng thích hợp và một chút bột mì, trộn thành dạng hồ,
đóng kín để sẳn dùng. Lúc đắp thuốc ngoài, trước tiên cạo bỏ lớp da cũ chổ bệnh,
sau đó rải thuốc vào chổ bệnh, dùng băng vải quấn lại, 2 ngày thay thuốc 1
lần.
-Chứng thích
ứng: Kê nhãn
-Hiệu
quả điều trị: Trị liệu 25 ca đều khỏi, 1 lần trị khỏi 3 ca, 2 lần
trị khỏi 19 ca, 3 lần trị khỏi 2 ca.
+ Phương 3 : Ô mai nê thấp phu
pháp
-Thành
phần: Ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm cũ lượng thích
hợp,
-Cách dùng: Lấy
Ô mai ngâm vào trong nước muối 1 ngày, bỏ hột giã nát, thêm giấm như bùn, dán
vào nơi bệnh, mỗi ngày thay 1 lần, 2~3 lần tức khỏi.
-Chứng thích ứng: Kê nhãn
+ Phương 4:
-Thành phần: Giấm
-Cách dùng: Dùng túi nhựa đựng giấm, cho
tay vào ngâm trong giấm 1 đêm, ngâm liên tục vài lần.
-Chứng thích ứng: Bàn tay
chai.
-Chú thích:
Bài thuốc này chữa móng tay sám cũng có hiệu quả.
+ Phương 5:
-Thành phần: Tỏi cả
củ.
-Cách dùng: Đem
luộc sôi nguyên củ tỏi cả vỏ cả cọng. Đợi nguội, ngâm tay chai vào nước nấu tỏi
10 phút, mỗi tối 1 lần.
-Chứng
thích ứng: Bàn tay chai
(Theo Lương y Trần Hoàng Bảo )